Cách Trở Nên Thông Minh | Kinh Nghiệm Thực Tế – Không Lý Thuyết
Mến chào tất cả quý vị và các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong một bài giảng mới. Và bài giảng tuần này rất là háo hức. Rất là hấp dẫn. 6 kinh nghiệm để trở nên thông minh. Các bạ
Cách Trở Nên Thông Minh | Kinh Nghiệm Thực Tế – Không Lý Thuyết
Mến chào tất cả quý vị và các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong một bài giảng mới. Và bài giảng tuần này rất là háo hức. Rất là hấp dẫn. 6 kinh nghiệm để trở nên thông minh. Các bạn vừa nghe tôi nhắc hai chữ gì không?. “Kinh nghiệm”, kinh nghiệm là sao?. Là tôi trải qua rồi. Ứng dụng được rồi, tôi xài được. Và nó có giá trị thực tế, các bạn ơi. Bài này sẽ không nói về lý thuyết đâu, các bạn yên tâm. Khi mà chúng ta có được cái sự thông minh trong cuộc sống. Đúng nhưng mà không phải thông minh. Tất cả mọi thứ. Ai mà dám nhận vậy đúng không?. Nhưng mà khi mà chúng ta có một cái sự thông minh mà sương sương á. Thì cuộc đời của chúng ta nó dễ dàng nhiều lắm các bạn. Ví dụ bây giờ. Mình học hành mình làm việc. Mà hết người này người kia nói ra, nói vào. Làm sao để mình vượt qua những cái lời nói chê bai kiểu như vậy để mà mình.
Tiến tới cho mục tiêu của mình. Thì ai làm được cái việc này tôi cho rằng là thông minh, đúng ko?. Hoặc là bây giờ. Đứng trước một cơ hội nào đó. Đâu có phải ai cũng nhìn ra được cơ hội đâu. Con người đứng ngay cái mỏ cơ hội vàng. Mà vẫn không khai thác đc. Cơ hội rớt xuống đầu rồi mà vẫn không hốt được. Tôi cho rằng những ai có khả năng hốt được cơ hội. Khi mà nó xảy tới. Thì người đó thông minh. Cái bài này các bạn nghe kĩ. Các bạn sẽ có những kỹ năng kiểu như thế nhưng mà chưa hết. Thông minh nó có nhiều cái dạng. Mà nó nhiều cái lợi lắm. Ví dụ bây giờ thức dậy ai cũng có 24 tiếng. Nhưng mà tại sao cuộc đời của chúng ta lại quá khác nhau? Có những người vui. Có những người buồn. Mặc dù đôi khi cả hai người đều làm chung một ngày. Thu nhập same same nhau, hoàn cảnh same same nhau, giống giống nhau. Nhưng vẫn có người khổ.
Và vẫn có người vui. Thì tôi cho rằng. Ai vui đc. Thì người đó. Có sự thông minh. Thì thưa với các bạn. Nếu các bạn đã xem qua các bài giảng về tư duy phát triển. Thì các bạn sẽ thấy. Khoa học đã chứng minh. Ngay cả trí thông minh. Cũng có thể phát triển. Vậy thì cái bài này. Móc gan, móc ruột, móc hết ra để chia sẻ với các bạn. Những cái cách. Mà tôi đã ứng dụng. Thực hành. Rất rõ ràng, rất chi tiết và rất thực. Các bạn chỉ cần nghe. Và lụm cho riêng mình mà xài thôi. Okie. Bây giờ chúng ta sẽ vào bài các bạn nhé. Trước khi mà qua phần tiếp theo, tôi mong các bạn giúp chúng tôi bằng cách bấm vào nút like ở bên dưới cái video này. Nếu các bạn thích nó hoặc là lúc dislike nếu các bạn không thích và các bạn cứ thẳng thắn nha, cái việc này thực sự rất rất. Ý nghĩa với chúng tôi tại vì tôi cần nhìn vào số liệu thích hoặc là không thích này để mà chỉnh sửa.
Để mà hoàn thiện và những cái video sau nó sẽ hay hơn video trước nếu các bạn thấy video sau mà hay hơn cái video trc á. Chắc chắn cái người góp một phần vào đó là các bạn thông qua các việc bấm thích hoặc là ko thích nha. Các bạn giúp tụi tôi nhé. Mến chào tất cả quý vị và các bạn, chúng ta đã quay trở lại với chương trình ngày hôm nay và đừng quên nha, chương trình của chúng ta. Sẽ được phát sóng hàng tuần. Vào 7 giờ tối thứ 7 trên kênh youtube của web5ngay. Và cách xem cực kỳ đơn giản. Các bạn chỉ cần mở youtube lên, sau đó gõ từ khóa “bài học kinh doanh web5ngay”. Sẽ thấy. Một kết quả ở bên dưới có cái chấm đỏ. “bài học kinh doanh web 5 ngày chính chủ”. Các bạn bấm vào xem. Bài đầu tiên trên cùng. Sẽ luôn luôn. Là bài mới nhất các bạn nha, tuần nào chúng tôi cũng cho ra bài mới hết. Ok. Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại với chủ đề chính của chương trình.
Kinh nghiệm giúp chúng ta trở nên thông minh hơn. Trong thực tế đời sống. Trước khi mà đi vào. Cái kinh nghiệm thứ nhất. Thì tôi muốn nói một chút xíu về điều này. Tôi suy nghĩ rất kỹ. Khi sử dụng chữ “thông minh”. Tại vì chữ này ko phải ai cũng hiểu nghĩa đâu. Tôi nói thật đấy. Nhiều khi tôi. Rất sợ. Là các bạn sẽ nói là tôi dùng cái chữ “thông minh”. Là tự cao. Là tự đại, chảnh đó. Đủ thứ. Thế bây giờ, trước khi mà đi vào cái gì đầu tiên. Tôi muốn có một cái định nghĩa về thông minh. Cái bài này sẽ chỉ có duy nhất. Một khúc nhỏ này là về lý thuyết thôi. Còn lại tất cả mọi thứ là thực tế hết, yên tâm nha. Thông minh là sao? Tôi có sai. Khi tôi sử dụng cái chữ này trong các chủ đề của cái bài này ko?. Thì thưa với các bạn, từ điển cambridge. Người ta định nghĩa thông minh, tôi nghĩa là. Rất là hợp tình, hợp lý và. Rất là đủ nghĩa.
Họ nói là. “Thông minh. Là khả năng để học hỏi. Để hiểu. Để đưa ra nhận xét. Và có ý kiến. Dựa trên cái lý thuyết. Đó là thông minh. Chúng ta có thể hiểu đc từ cái định nghĩa này. Là cái khả năng. Chúng ta sống trong cuộc đời này. Chúng ta dùng cái đầu của mình. Để làm sao đó. Ít sai nhất có thể. Thậm chí là không sai. Để sống nó tốt hơn. Đúng không? Để hiểu cuộc đời nó tốt hơn. Để học hỏi nó rộng mở hơn. Thì đó là thông minh. Từ điển. Nó định nghĩa như vậy, đương nhiên từ điển không phải là chân lý. Nhưng một cái từ điển màu quá nổi tiếng. Là từ điển cambridge. Thì chắc là cũng phải đúng không ít thì nhiều chứ đúng không?. Nên khúc đầu mong các bạn hiểu cho tôi. Dùng chữ “thông minh” là không có tự cao, tự đại, không có quá đáng gì đâu. Tôi chỉ đang bám vào cái nghĩa gốc của chữ “thông minh” thôi. Thôi vậy đó đủ rồi ha, bây giờ mình vô cái số 1.
Kinh nghiệm số 1. Trở nên thông minh trong đời sống là cái gì?. Let’s go. Hello anh chị em. Đây sẽ là kinh nghiệm đầu tiên. Cho cái việc. Trở nên. Thông minh hơn. Trong cuộc sống. Và cái kinh nghiệm này tôi đưa nó lên đầu tiên là có lý do hết. Vì nó có một cái. Lợi ích kép luôn á. Nó có 2 lợi ích cùng một lúc. Một là nó giúp cho cái sự thông minh về cảm xúc của các bạn. Tăng lên. Các bạn sẽ ít bị tự ti. Mặc cảm 1 cách vô lý. Ở trong cuộc đời này, từ từ tôi giải thích. Đừng lo, đó là cái lợi thứ nhất. Cái lợi thứ hai. Nó giúp cho. Sự thông minh. Về lý trí của mình. Về logic của mình nó cũng tăng lên rất nhiều. Khả năng các bạn đưa ra quyết định sai nó giảm nhiều lắm. Tôi ko dám nói. Là các bạn nghe theo cái cách này. Các bạn đúng trăm phần trăm, ko. Làm sao tôi dám nói, tôi cũng sai hoài chứ gì. Chúng ta sẽ giảm tối đa cái việc nhận định sai trong cuộc sống lại.
Nghe hấp dẫn không?. Vậy thì cái đầu tiên là gì?. Khi mà mình nghe. Mình đừng chỉ nghe bằng cái lỗ tai. ,mà hãy thử nghe bằng con mắt nữa nó mới đủ. Thấy ảo chưa?. Nghe mà nghe bằng mắt là sao cha nội?. Từ từ tôi giải thích. Các bạn nghe một ví dụ đo. Là các bạn sẽ hiểu liền. Đơn giản lắm. Ờ, quên, cái lợi ích thứ ba của cái này, tôi bổ sung thêm là nó dễ hiểu. Giờ vô ví dụ. Bây giờ nè. Các bạn đóng vai một cái người đi học tiếng anh. Vào ban đêm đi ha. Học để nâng cao trình độ tiếng anh. Và bữa nay là cái buổi học đầu tiên. Thì bạn vô trong lớp, bạn vô cùng ngồi chung với hai người lớn tuổi hơn bạn. Cứ cho là bạn ngồi giữa đi. Bên trái là một chị kia. Phải là một anh kia. À. Thì thường thường các bạn, mới vô học thì thường là. Cô chưa vô, giáo viên chưa vô thì mấy học sinh. Ngồi đó. Mấy người học ngồi đó, hay nói chuyện qua lại làm quen.
Cái bạn quay qua hướng bên trái, bạn hỏi chị kia. “Chị cũng đi học tiếng anh hả chị?” Hỏi câu nó vô duyên mà thôi. Đừng xét nét, kệ, ko sao, hỏi “chị cũng đi học tiếng anh hả chị?”. Bên kia nói: “Ừ đúng rồi em”. Cái hỏi qua hỏi lại rồi bắt đầu hỏi tới nghề nghiệp. Thế bạn mới hỏi “Ủa, không biết chị đang làm công việc gì chị ha?”. Bà mới trả lời “Chị đang làm chuyên viên bên ngân hàng. Nói chung chị. Cũng bận lắm. Ráng dành thời gian để đi học thêm nghiệp vụ vậy mà”. Thì bạn nghe xong bạn mới trả lời. “Làm ngân hàng chắc tiếng anh giỏi dữ chị ha”. Tôi cũng ko biết tiếng anh bả dở hay ko. Bả cũng cười cười, bả nói vầy:. “Thì cũng bình thường em ơi”. Dù cái giọng bà nói là bình thường. Nhưng cái thái độ của bà cho bà biết bà đang tự tin. Cái bạn nghe bạn chột dạ. “Chết cha rồi, có khi nào mình có đang vô cái lớp.
Toàn người giỏi không ta? Có khi nào mình học. Mình học ko lại người ta ko ta?”. Thấy cũng hơi chột dạ ha. Xong các bạn cười với chị đó, cuộc nói chuyện tạm ngưng. Bạn quay qua hướng bên phải. Có cái ông kia đang ngồi. Bạn cũng. Cũng hỏi qua thôi là bình thường. Cũng lại tới ca khúc hỏi nghề nghiệp. Thường thường đó các bạn, tôi thấy đa số làm quen với nhau toàn hỏi nghề không à. Thế bắt đầu bạn mới hỏi là. “Anh ơi, anh đang làm công việc gì?”. Cái ông đó mới trả lời “Anh đang làm trưởng phòng một cái công ty về xuất nhập khẩu”. Cái bạn lại hỏi câu quen thuộc. “Xuất nhập khẩu là giỏi tiếng anh lắm đó”. “Anh đi học chi nữa?” Cái ông “hì hì” trả lời. Mặc dù. Vẫn trả lời theo kiểu cái lời nói thì khiêm tốn mà cái thái độ thì tự tin nhất ngút trười. “Không em, trình độ anh cũng bình thường thôi em ơi”. Cái bạn lại suy nghĩ trong đầu.
“Chết cha rồi hai người ngồi kế minh toàn giỏi ko. Mình có đăng ký lộn khóa không ta. Toàn là người giỏi tiếng anh ko. Trong khi đó. Tiếng anh của mình quá là căn bản luôn, chết rồi, trời ơi”. Tự nhiên run, chưa học đã run rồi. Và cái tâm lý là nó xuất hiện thật đấy. Khi các bạn nghe ai đó nói một cái điều gì đó. Mà. Họ nói nó quá giỏi. Nó quá vượt trội so với bạn. Tự nhiên. Bạn sinh ra cái cảm giác. Rất tự tin mà tôi tin là ai trong các bạn. Cũng ít nhất 1 lần gặp phải cái tình huống này. Mình vô một cái môi trường nào đó mà quá nhiều người giỏi. Tự nhiên. Mình thấy rất là tủi thân luôn. Nói thật luôn. Thì đó là cái sự không thông minh. Nếu là tôi, người ta nói tốt. Cỡ nào về họ. Thì tôi vẫn nghe. Tôi vẫn giao tiếp trả lời bình thường nhưng tôi chưa vội tin. Tôi cứ để đó, tôi chưa vội tin. Tại vì chưa bước này nó chưa đủ.
Mới nghe bằng tai thôi. Tôi cần nghe bằng mắt nữa. Khi nào mà tôi nghe được bằng mắt rồi. Thì tôi mới thật sự tin. Còn bây giờ khi mà mới nghe bằng tai thôi mà mình đã tự ti, mình đã lung lay, mình đã tủi thân là dại dột, ko có thông minh. Vậy thì nghe bằng mắt có nghĩa là sao?. Chúng ta phải nhìn thấy cái điều người khác nói. Đủ nhiều. Để xác minh đó là sự thật thì chúng ta mới tin. Còn nghe người ta nói một lần hãy khoan tin. Tôi không nói là các bạn nghi ngờ rồi các bạn như tào tháo. Ko, ko phải, tôi ko nói chuyện đó. Tôi cũng không nói là hai anh chị kia. Đang nói xạo. Đang khoác lác, ko. Tôi chỉ lắng nghe. Và tôi để hai điều họ nói. Lơ lửng. Tôi chưa vội kết luận đó là sự thật. Tôi cần thời gian để tôi xác minh. Tôi cần thời gian để tôi dòm. Thì đơn giản thôi, trong tình huống này. Chỉ cần các bạn vào. Trong lớp đó, học khoảng 1 tháng.
Coi coi hai ông bà này học giỏi hay ko. Thì lúc đó. Chúng ta sẽ xác minh đ. Cái suy nghĩ. Về trình độ tiếng anh. Của 2 người này. Liệu là giỏi hay dở. Thì lúc đó. Hãy kết luận, kết luận chi sớm vậy mấy má. Và nếu mà sau một tháng. Phát hiện, 2 người này tuy làm ngân hàng. Tuy. Là làm công ty xuất nhập khẩu nhưng hóa ra trình độ tiếng anh vẫn căn bản như bạn. Thì các bạn có thấy là cái sự tự ti, cái sự tủi thân, tủi hổ của các bạn ban đầu là nó xàm ko?. Các bạn phí năng lượng để buồn. 1 nỗi buồn ko có thật. Rất là xàm xí. Thì làm ơn khi mà nghe người ta nói một cái điều gì đó về họ. Nó quá cao so với bạn. Thì đừng vội hoang mang. Cứ để cái điều đó nó lơ lửng lơ lửng. Quan hãy. Xem nó là sự thật. Tại vì lúc đó mình. Phải nhủ với bản thân mình. Tôi mới biết được nửa thôi. Lỗ tai là tôi nghe được rồi đó. Nhưng mà bây giờ tôi chưa nghe bằng mắt được.
Con mắt của tôi chưa thấy. Thì tôi cũng khoan tin. Tôi không nghi ngờ nhưng tôi khoan tin. Tôi để. Thời gian trả lời, lúc đó tôi mới tin. Cuộc đời của các bạn nếu mà. Hoạt động theo cách này thì tiềm thức của các bạn, suy nghĩ. Của các bạn gần như chỉ toàn điều đúng thôi. Ít khi nào có điều sai. Những điều. Giống như trong đầu của các bạn có một cái lớp lọc vậy, giống như có một cái tấm lưới lọc, 1 cánh cửa vậy. Mà chỉ những điều nào thỏa mãn được mắt. Và lỗ tai. Thì mới được cho vô thôi. Còn không thỏa mãn con mắt và lỗ tai thì. Cho ở ngoài, ko cho vô. Các bạn sẽ an nhiên. Các bạn sẽ. Tỉnh táo hơn rất nhiều trong cuộc sống này. Tôi nói thật đấy. Và thêm một cái nữa. Các bạn để ý thói quen của con người. Không ai nói tệ. Về mình cả, đúng không?. Bạn lên facebook đi. Bạn thấy rất nhiều người. Ở cái trang cá nhân của họ.
Liệt kê 1 loạt các chức danh. Nhìn vô là thấy choáng luôn. Có người tôi nói thiệt, làm giám đốc mười mấy, hai chục công ty. Ở cái phần giới thiệu của họ đó. Ở đây các bạn, tôi không phê phán gì. Tôi cũng không nghi ngờ. Thậm chí không muốn mất thời gian để nghi ngờ nhưng. Trí não của tôi có một cánh cửa. Và chúng ta phải thường xuyên luyện cái điều này. Khi chúng ta nghe một ai đó nói về một cái điều gì đó. Oke. Nghe rồi. 50%. Nhưng còn 50% còn lại là phải nhìn thấy. Tốt hơn hết là nhìn thấy liên tục, nhiều nhiều nhiều nhiều nhiều càng tốt. Bất kỳ thông tin nào. Mà không được nhìn thấy nhiều lần. Mãi mãi nó nằm ở ngoài trí óc của chúng ta. Đó là điều tôi khẳng định. Và các bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình nó tốt hơn. Trong mọi trường hợp luôn nha. Đương nhiên, ở đây ko có sự ghét bỏ gì đâu, phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
Kẻo hiểu lầm. Cái này nó cũng giống như là khi chúng ta gặp một người lạ. Gặp một người lạ, các bạn có ghét bỏ gì họ ko?. Ko, họ có làm gì sai đâu mà ghét. Nhưng chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng họ ko?. Ko? đã hiểu họ gì đâu. Nên là chúng ta vẫn có thể vừa không ghét họ. Mà vừa cần xác minh thêm về họ. Chứ không phải. Ở đây là có cái gì tiêu cực đâu. Nhiều người. Hay chụp mũ tôi lắm nha. Trí não của mình. Cái niềm tin của mình. Nên được đối xử. Một cách cẩn thận. Và kỹ càng hơn. Chứ không phải ai nói cái gì mà cũng nghe. Nghe mà mình vui thì không nói. Còn đôi khi mình nghe một cái thông tin. Mà mình nghe xong mình tiêu cực liền. Trời ơi là trời. Tôi nói thiệt. Chết luôn. Nhiều phụ huynh. Nghe phụ huynh khác nói. “Con của tui học trường quốc tế. Tự nhiên tự tin liền rồi ép thằng con của mình. Học chết học sống. Trong khi quý vị chỉ mới nghe cái lỗ tai, quý vị đã thấy đâu.
Và nếu. Quý vị không có điều kiện. Xác minh thì làm ơn. Hãy để nó vĩnh viễn. Ở bên ngoài niềm tin của các bạn. Đừng lấy nó áp vào cuộc sống của mình. Chỉ khi nào bạn thấy được. Thằng nhóc này. Thực sự học trường quốc tế ngon và thực sự rất giỏi và okie. Lúc đó chúng ta mới thu nhận. Cái niềm tin đó. À, có chuyện đó xảy ra. Và sau khi mà thú nhận được rồi. Chúng ta cũng. Rất cởi mở để. Học hỏi từ một người nào đó. Tại vì sao?. Tại vì họ làm đc rồi. Thì rất đáng để mình học, đúng ko?. Nguyên 1 cái đường dây toàn là lợi à. Khi mà tôi tuyển dụng cũng vui lắm các bạn. Tuyển dụng là cái mà tôi gặp cái này thường xuyên, ai cũng nói tốt về mình hết. Tôi không nói xạo nhưng mà các bạn. Đôi khi các bạn liệt kê những cái. Chức vụ. Nhiệm vụ nó không lớn. Như cái cách mà các bạn diễn đạt ở trong cv. Tôi hiểu và tôi thương luôn nha chứ không phải là tôi cười chê gì đâu.
Nhưng. Tôi thì tôi lại có cái cách. Mà. Xét đoán ứng viên. Theo cách của tôi. Ok. Đọc cv là coi như là tôi đang nghe các bạn nói. Phỏng vấn. Là như tôi đang nghe các bạn nói. Nhưng tôi luôn luôn có một. Cái bài kiểm tra, có một cái bài chứng minh. Tôi thấy các bạn tốt. Tôi thích làm được thì tôi mới tuyển. Thế là ok. Tôi vừa nghe các bạn nói. Tôi vẫn nhìn thấy các bạn làm. Các bạn vượt qua được 2 cái đó. Thì tôi tuyển thôi. Tôi tuyển dụng là vậy đó. Và ơn giời. Ít khi nào mà tuyển trúng cái người mà năng lực kém. Các bạn thấy ko. Đây là một kinh nghiệm lớn lắm các bạn ơi. Ứng dụng trong cuộc đời của mình. Nha. Các bạn ra quyết định sẽ luôn luôn. Tăng tỷ lệ tỉnh táo. Và hơn hết. Các bạn ít khi nào. Tự tin. Mặc cảm, buồn phiền. Vì cái sự thiếu sắc bén trong nhận định lắm. Nha. Chốt lại phần 1: đừng chỉ nghe bằng lỗ tai. Mà phải nghe bằng con mắt nữa và tốt hơn hết là nghe nhiều lần bằng con mắt.
Thấy đủ dài, đủ lâu rồi. Thì hãy tin cái điều đó. Còn không thì cứ để nó lơ lửng. Không phải là không tin nha, không phải là phủ nhận, không phải là nói xạo nha. Nhưng cứ để đó. Đừng cho nó vào đầu mình, thế thôi. Ok đó là cái cách đầu tiên nha. Riêng cái cách này thôi. Đã giúp các bạn thông minh trong rất nhiều trường hợp rồi. Giờ mình qua cái số 2 ha. Đây là kinh nghiệm thứ hai để chúng ta trở nên thông minh hơn. Trong bài giảng này, các bạn nhé. Kinh nghiệm đó là cái gì?. Đó là vài chữ ngắn ngắn thôi. Chỉ kết quả mới đc phê bình. Các bạn nghe hơi khó hiểu đúng không? để tôi giải thích. Các bạn nghe video của tôi nhiều. Nghe audio trên tâm sự kinh doanh của tôi cũng nhiều. Các bạn sẽ thấy đc. Con người của tôi. Có một cái tư tưởng. Gần như là xuyên suốt. Trong cái giá trị sống của mình. Đó là cái triết lý: cuộc đời nói chuyện bằng kết quả.
Các bạn nghe nhiều thì các bạn sẽ biết. Tôi luôn luôn sống. Theo cái triết lý này rất nhiều năm qua. Chứ không chỉ bây giờ. Tại vì sao?. Tại vì tôi nhận thấy nó quá lợi ích. Nó giúp quá nhiều. Cho cuộc sống của mình. Khi mà tôi đã nói một cái lý nó quá nhiều, nó quá quen thuộc rồi. Thì ở cái bài này tôi đâu có dại dột gì tôi nói lại làm chi. Nó bị cũ, nó bị trùng. Chán lắm, riêng trong cái bài này. Tôi sẽ. Và khai thác cho các bạn. Một góc nhìn hoàn toàn mới của cái triết lý này. Dưới danh nghĩa của. Cái từ mới, của cái câu mới. Chỉ có kết quả mới đc phê bình. Khi các bạn làm cái gì đó. Các bạn thường xuyên nghe lời ra lời vào, chê tới chê lui. Người quen chê, người lạ chê. Người đâu đâu uchee. Vậy thì câu hỏi đặt ra. Mình có nên lắng nghe những cái lời đó không?. Có nên lắng nghe không?. Tại vì có người chê đúng, có người chê sai mà.
Có nên nghe ko?. À. Trả lời dc câu này. Là đầu óc của mình phải nói nó tỉnh lắm luôn. Nó tỉnh như ban ngày. Thì với bản thân tôi. Chỉ một thứ mà tôi lắng nghe thôi. Đó là kết quả. Tôi chỉ lắng nghe vào kết quả thôi, còn ai nói cái gì thì. Để đó tính sau. Để đó từ từ tính. Có thấy ai sẽ bảo tôi là. Sao cứng đầu vậy, người ta góp ý mà không nghe. Khoan, chút xíu nữa tui giải thích. Hứa với các bạn, tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu. Còn bây giờ, cái ý chính của cái phần này. Làm ơn nhớ khi các bạn làm một cái gì đó. Hãy chỉ nên lắng nghe kết quả thôi. Mục tiêu của các bạn là cái gì?. Và cái kết quả của cái mục tiêu đó. Nó tích cực hay tiêu cực?. Nếu kết quả thành công, ok bạn đúng. Nếu kết quả thất bại thì chính là kết quả nó đang phê bình các bạn. Địa chỉ là lắng nghe cái lời phê bình duy nhất đó thôi. Giờ tôi lấy một ví dụ, bạn là học sinh đi.
Học sinh là cái lứa tuổi rất dễ bị dao động. Ai nói cái gì cũng dao động. Bây giờ học đêm học ngày cũng bị nói. Đúng không? cái đồ mọt sách. Mày đốt sách rồi uống luôn đi, mày học chi dữ vậy?. Bây giờ vừa học vừa chơi cũng bị nói. “Ê mày, học ko lo học. Sao học chơi kiểu gì vậy. Ghét cái thứ mà nửa nạc nửa mỡ”. Đúng không? cũng bị nói. Bây giờ. Thuộc lòng mà nói ra tiếng cũng bị nói. Mà học thuộc lòng im thì cũng bị nói. Cái gì cũng bị nói cả. Thì tôi hỏi các bạn đó. Các bạn cứ nghe hoài những cái lời này thì các bạn có giỏi lên ko?. Hay là. Các bạn rối luôn, các bạn không biết nghe ai. Các bạn cảm thấy stressed luôn, ôi má ơi, tôi sống sao cho vừa lòng mấy người?. Thế bây giờ các bạn nghe theo tôi, đừng có quan tâm. Chỉ cần làm theo tôi hai bước này thôi. Còn lại đừng quá quan tâm. Bước 1 bạn muốn cái gì. Trong trường hợp này bạn là học sinh, bạn muốn điểm cao đúng ko?.
Ok bước 1 xác định. Tôi muốn điểm cao. Bước 2 miễn sao điểm cao là đc. Đừng nghe ai cả. Tập trung vào kết quả cho tôi, bạn muốn cái gì. Hãy tập trung vào kết quả và nếu kết quả tốt ok đang làm đúng, làm tiếp đi. Còn nếu làm sai. Kết quả. Nó đập thẳng vào mặt bạn rồi đó. Điểm thấp lè tè ra là bạn bị phê bình rồi đó. Đó mới chính là cái lời phê bình. Chỉ có kết quả có lời phê bình thôi. Còn lại những cái lời chê bai nói ra nói vào thì thôi, kệ, kệ, kệ, từ từ tính. Chút xíu nữa tôi nó. Đừng quan tâm. Chỉ có kết quả mới phê bình được thôi. Có rất nhiều con đường đi đến thành công. Mỗi người 1 cách. Mắc gì phải lắng nghe một ý kiến chủ quan của một người nào đó xa lạ chả hiểu gì về bạn. Ủa mắc cười, tôi học cái gì kệ tui. Miễn sao 10đ, 9đ, 9.5đ. Okie, thành công. Và kể cả. Người thân của các bạn. Cha mẹ của các bạn. Mà có khó chịu về cái phương pháp.
Cái cách học của các bạn. Thì thuyết phục đi. Con học theo kiểu này quen rồi. Thôi ba má để con học. Thời gian. Điểm cao về con khoe ba má coi, yên tâm, chắc cú luôn, cái này điểm cao, ba má tin con chứ, đó, đại khái vậy. Miễn ra kết quả tốt là không cần nói. Còn ra kết quả dở. Là kết quả nó đập vô mặt mình rồi đó. Thay đổi đi. Trời ơi là trời. Trong cái lĩnh vực kinh doanh thành công cũng thế. Mình phải biết mình muốn cái gì. Và phải luôn luôn bám vào cái kết quả, bám vào cái đích đến của mình. Để mà biết mình đang đúng hay sai. Chứ mà cứ bám vào cứ nghe lời ra lời vào dư luận đảm thiếu thì chừng nào. Các bạn mới tập trung làm đc?. Trời ơi là trời. Lấy một cái vụ thứ hai là các bạn nghe, các bạn thấy là. Sáng bừng lên luôn á. Cái ví dụ này là facebook. Bạn nào xài ipad. Các bạn lên app store. Các bạn search facebook, các bạn sẽ thấy nè.
Phần mềm facebook ở trên ipad. Nó chỉ có 3 chấm mấy sao thôi. Ba chấm mấy sao nghĩa là sao?. Là hoàn toàn có thể xảy ra cái tình trạng. Đại khái thôi nha, không phải là. Trăm phần trăm. Một cái đánh giá 5 sao. Một cái đánh giá 2 sao chia đôi ra khoảng 3 phẩy mấy. Tức là tỉ lệ xác suất của những cái đánh giá 1 sao, 2 sao nó nhiều lắm đấy. 3 chấm mấy sao à. Và các bạn chịu khó các bạn kéo xuống cái phần comment của review á. Các bạn sẽ đọc đc vô vàn những lời trời ơi đất hỡi. Chê mà ko ra cái gì luôn. Chê rất nặng luôn các bạn ơi. Chê mà thiếu móc da phả ba đời của facebook ra mà chê, nặng lắm các bạn. Giả sử bây giờ. Facebook là 1 công ty yếu bóng vía. Thì chắc nó dẹp lâu rồi. Đằng này các bạn thấy. Nó cứ trơ trơ. Nó cứ âm thầm hoàn thiện, hoàn thiện nhưng có vẻ nó đang cho chúng ta thấy nó chả quan tâm gì tới những cái lời mà chúng ta chửi bới.
Thì tôi tin. Một trong những lý do. Mà nó có vẻ trơ trơ. Là vì mục đích của facebook. Vẫn đang đạt đc. Nó vẫn xuất ra những kết quả kinh doanh. Những kết quả. Về kĩ thuật. Rất là lạc quan. Ví dụ, tỷ lệ người cài mới rất lạc quan đối với nó. Thì nó tiếp tục nó làm tốt. Ví dụ. Số người sử dụng hàng tháng. Vẫn tăng. Hoặc là vẫn rất cao. Nó phù hợp với cái mục tiêu của nó. Là nó biết nó đang làm tốt nên nó tiếp tục. Ví dụ nữa. Thời gian mỗi ngày. Bạn dành cho nó. Bạn chửi thì chửi. Nhưng mà bạn vẫn vô đó. Bạn xài mỗi ngày, ghiền như gì. Nó biết chuyện đó chứ. Nên bạn chửi cái gì thì chửi. Nó vẫn có vẻ nó không quan tâm tới cái việc gào thét của bạn. Kể cả bạn cho nó một sao. Đúng không?. Các bạn công nhận không?. Vì mục tiêu của nó nó vẫn đang làm tốt. Khi nào mà kết quả của nó giảm thảm hại, tôi nói thiệt các bạn. Nó nghe các bạn liền.
Facebook họ nghe các bạn liền. Còn bây giờ thì chưa tới, chưa đủ tuổi. Để ho lắng nghe đâu. Tôi nói thật. Thêm một cái nữa các bạn để ý. Những cái người dùng hài lòng ít khi nào. Họ lên tiếng, góp ý lắm. Chỉ có những người mà không hạnh phúc. Mới hay ý kiến, ý cò thôi. Họ nói liên miên bất tận, họ muốn được lắng nghe. Họ gào thét, la làng. Như chí phèo. Những người không hạnh phúc thích lên tiếng. Nhưng những người hạnh phúc. Họ ham im. Không có nghĩa là không lên tiếng, họ lên tiếng bằng cách khác. Họ lên tiếng bằng việc bỏ tiền ra ủng hộ. Họ lên tiếng. Bằng những sự ủng hộ khác. Bằng thời gian sử dụng. Và thường là bằng tiền. Họ bỏ tiền ra mua, có sản phẩm mới họ mua, kiểu thế. Thì ít khi nào họ lên tiếng. Bạn vô cái chuỗi cửa hàng điện thoại di động. Mấy cái người mua hài lòng ít khi nào lên tiếng. Nhưng mấy người mua trúng hàng lỗi.
Lỡ xui, hay lên tiếng lắm. Nhưng những công ty đó họ nhìn vào kết quả họ biết chứ. Họ biết 1 cái tỉ lệ. Số người hài lòng đang rất cao. Cao lắm. Mục tiêu của chúng ta đang đạt được tốt. Thì hãy tiếp tục làm di. Chỉ có kết quả mới được phê bình. Nhưng mà nói đi cũng phải nói lại đúng ko các bạn. Vậy có nghĩa là cứng đầu hả. Ai nói không bịt tai lại?. Ai nói cũng ko thèm nghe. Trời ơi là trời. Thứ gì mà lì dữ. Thưa các bạn, nãy giờ tôi đâu nói là ai nói gì cũng ko nghe đâu nhưng mình để đó, mình khoan nhìn. Mình để để làm gì? ko phải tôi đọc hết đâu. Mình để đó mình thống kê. Giả sử có một cái vấn đề nào đó. Mà quá nhiều người nói. Quá nhiều người năm dài tháng rộng. Quá nhiều người cung đồng long. Ý kiến về điều đó thì có nghĩa. Có thể mình sai đấy. Thì lúc đó mình sửa, đúng ko?. Còn lâu lâu có người nói 1 ý kiến. Thì khoan hãy nghe.
Đó là sự tỉnh táo đó. Chứ không phải ai đổ cái gì vô đầu bạn, bạn nhận hết. Tôi lặp lại một lần nữa, trí não của chúng ta nên là 1 cái thiên đường. Cần phải bảo vệ một cách cẩn thận. Đừng có để cái sự giận dữ. Đôi khi là cái sự a dua. Biểu hiện của người khác làm ảnh hưởng nó. Nên nhớ nha. Chốt lại phần này. Chỉ có kết quả. Mới được lên tiếng thôi. Chỉ có kết quả. Mới đc phê bình thôi, còn lại bịt tai lại đi, để đó. Từ từ xử lý, thế thôi, nha. Bây giờ qua tới cái tiếp theo. Ok các bạn, trước khi mà đi qua cái tiếp theo, đúng ra là cái phần 2 này là nó ngưng rồi. Nhưng mà tôi ngẫm tới ngẫm lui thì tôi cũng hơi lo cho các bạn. Sợ là có những người mà. Coi. Và chưa thực sự hiểu hết. Triết lý của cái phần số 2. Sẽ dễ làm bậy lắm. Lỡ mấy ông nói là. Nghe kết quả và không nghe những người xung quanh. Nên mấy ông cầm sổ đỏ.
Bán nhà bán đất để kinh doanh. Thì tôi cũng lo, tôi nói thiệt, nên thôi. Tôi bổ sung thêm. Hai cái điều lưu ý của phần hai này. Đương nhiên, những cái người mà thực sự nghe rõ ràng thông suốt thì không có hiểu theo ý nghĩa rất là tiêu cực mà tôi vừa mới nói cho các bạn nghe đâu. Ai mà nghe xong cái về trở nên hung hăng. Đi cầm sổ đỏ, cầm đồ đâu nhưng tôi biết. Vẫn có 1 tỷ lệ nào đó. Nên hãy nghe kĩ. Giùm tôi nha. Với những cái mà mình. Chưa biết rõ. Lưu ý đầu tiên. Làm nhỏ thôi. Hãy vẫn tin niềm tin của mình. Hãy vẫn tập trung. Vào. Kết quả. Vẫn biết là chỉ kết quả mới có khả năng phê bình. Nhưng làm nhỏ thôi đừng làm lớn quá. Vì cuộc đời này có những cái sai, những cái chết. Là chết luôn. Ko còn cơ hội nào gượng dậy. Nên làm ơn nha. Vẫn làm. Nhỏ thôi, làm rất nhỏ cho tôi. Và hãy nhận những cái kết quả nho nhỏ. Để biết mình đang đúng hay đang sai.
Tại vì nhỏ mà mình sai thì làm sao mình làm lớn mình đúng đc. Đúng không?. Nó phải nhỏ. Nhớ giùm cái và cái thứ hai. Mình phải gán thời gian vào. Làm cái gì cũng phải gán thời gian vào. Ví dụ đứa học sinh vừa nãy. Nó học theo cái phương pháp mà nó chọn. Nó cần khoảng 1 tháng đi. Một tháng là thời gian để nó biết. Là nó đúng hay sai. Và nó nhận được phản hồi từ kết quả. Sự phê bình. Hay là lời khen từ kết quả thì phải có. Khoảng thời gian để biết. Chứ bây giờ ông cứ sai hoài mà ông nói là. Thời gian sẽ trả lời. Ông ko gắn thời gian vô. Thì ông sai 2 năm là chết. Nên là phải có thời gian, còn ví dụ với trường hợp kinh doanh. Bạn gán 6 tháng. Hay là tháng 7 tháng, 8 tháng. Sau 6 tháng. Không được cái mô tê gì là có nghĩa là. Cuộc đời đang vả vào mặt mình, phê bình đó. Phải sửa và thay đổi nhé. Chứ đừng có. Ngoan cố cứng đầu mà để 8 năm mà vẫn thất bại.
Là chết. Tôi rất lo cho các bạn nên tôi mới làm thêm cái phần bổ sung này. Ok bây giờ. Qua tới phần tiếp theo phần 3. Hello các bạn, đây là kinh nghiệm số 3. Kinh nghiệm này thì. Dễ ứng dụng, dễ nghe, dễ hiểu nên nó sẽ ngắn hơn. Nó ko còn dài nữa đâu, yên tâm. Tên nó là gì?. Tên của nó là. “nhìn đủ”. Con mắt của mình nó ngộ lắm. Mình nhìn thì đủ. Nhưng mà mình hiểu thì hiểu nó thiếu. Mà hiểu thiếu. Thì nó sinh ra nhận định tầm bậy. Mà hỏi các bạn, sai kiểu đó có thông minh ko?. Mà rất nhiều nha, ví dụ trong cơ hội nghề nghiệp. Nhìn mà nó thiếu. Chỉ nhìn thấy. Cơ hội mà nhìn không thấy rủi ro là dễ bị lừa lắm. Còn trong mối quan hệ mà chỉ nhìn phiến diện. Nhìn không đủ. Nó sinh ra thiếu hiểu biết vô minh. Nhiều lắm. Tôi lấy cái ví dụ các bạn hiểu liền. Cũng làm cái ví dụ thật luôn. Cách đây cũng vài năm. Thì tôi có đi với vài người bạn trong 1 đoạn đường, nguyên 1 cái đoạn đường đó.
Thì lúc đó là tầm. 11 giờ. Có một nhóm người đang ngồi nhậu nhẹt và karaoke. Bằng cái loa kéo ở ngoài, um trời luôn. Rất là khó chịu. Thì cái bạn đó mới buông ra một câu. “Khu này dòm cũng giàu có mà dân trí thấp quá. Giờ này rồi mà còn karaoke”. Cái tôi nghe tôi mới hết hồn. “Ây, gì mày, nói gì vậy?. Dòm là dòm cho đủ. Má dò phiến diện như vậy rồi má về má tin là cái dân khu này nó dân trí thấp. Là má sai lắm. Bây giờ ok. Đi theo tao. Mày liếm hết cái đường này này coi mấy căn?. Hơn 100 căn. Thậm chí 200 căn. Mà chỉ có duy nhất 1 căn đang nhậu. Tỉ lệ 1/200. Mày phải hiểu. Làm gì có chuyện dân trí khu này thấp. Xàm vừa thôi. Nhìn nhìn cho đủ. Chỉ có một hộ là. Dân trí có vấn đề”. Chứ tui không dám dùng cái chữ nặng giờ này nữa. Như vậy luôn. Chỉ có một hộ là có vấn đề thôi. Có 199 hộ. Rất văn minh. Rất lịch sử, đóng cửa đi ngủ.
Nhìn sự thật là như vậy. Sao lại để mình bóp méo. 1 cách khủng khiếp như vậy?. Đó là cái việc nhìn không đủ. Và cái việc này xảy ra thường xuyên luôn. Đôi khi các bạn đọc một cuốn sách. Dịch giả. Dịch rất tốt rồi. Mà chỉ vì một cái lỗi chính tả. Mà các bạn cho rằng cuốn sách đó tệ hại. Thì rất có thể chỉ có một thứ tệ ở đây thôi. Là nhận định của chúng ta. Đã bị méo mó, nhìn ko đủ. Chúng ta không nhìn vào sự thật. Mà nhìn một cách đầy sai lệch mà mình tin cái điều đó là đúng mới chết chứ. Cái cũng gặp cái này hết. Phải rất chậm, rất tỉnh táo. Vậy thì bây giờ cách sửa là sao?. Cũng rất dễ thôi. Trước khi mà đi đến một kết luận. Hỏi mình đi. Có cái gì. Mình. Không nhìn thấy không? có cái gì mà nó quá rõ ràng mà mình không nhận ra ko. Hỏi câu đó đi. 10′. Là có câu trả lời. Ba mình sẽ cảm thấy. “Ừ, sao mình vội dữ vậy. Sao mình sai dữ ta.
Cái điều. Tích cực nó nhiều như thế mà sao mình. Cứ tập trung vào một cái điều tiêu cực. Mặc dù cái điều đó nó nhỏ xíu. Giống như là bây giờ cả 1 cái núi. Chà bá không thèm nhìn mà một hạt cát lại đi soi. Sai lắm. Sai lắm các bạn ơi. Nên thôi nhớ nha, hỏi mình câu đó đi. Và hãy chắc chắn kết luận. Khi mình đã thực sự nhìn đủ. Nhìn ra được sự thật. Còn ko thì thôi, cứ để nó lơ lửng, đừng kết luận. Đó là phần số 3 của chúng ta ngày hôm nay. Quá dễ. Ok đó là 3 điều đầu tiên trong 6 cái kinh nghiệm. Trở nên thông minh hơn. Đương nhiên thì cái bài này như thế này thì tôi nghĩ là quá dài rồi. Nên thôi, hẹn gặp lại các bạn. Ở 3 phần tiếp theo, hấp dẫn nghen. 3 phần tiếp theo dữ dội nữa. Tôi để dành cho cái bài tiếp, thì nếu đúng tiến độ. Thì cái bài đó hết nó sẽ được xuất bản vào ngay tuần tiếp theo của cái bài này. Thì nếu mà.
Tuần sau các bạn vào xem thì cứ search bình thường “bài học kinh doanh web5ngay”. Bấm vào danh sách phát thì nó sẽ ra bài mới nhất. Tuy nhiên. Cũng có một cách khác để canh cái bài. Tiếp theo để nghe. Đó là tôi sẽ gắn cái bài mới nhất. Ở giữa cái màn hình này. Thì có thể tuần sau các bạn. Vô lại cái bài này các bạn xem. Thì tôi sẽ gắn bài đó ở giữa. Cái màn hình, chỉ cần bấm vào. Xem thôi. Thì như vậy là các bạn sẽ được vào xem cái bài tiếp theo luôn, nó liền mạch ha. Nhớ nha cái bài mới. Cái tập tiếp theo. Tôi sẽ để giữa màn hình. Chỉ cần bấm vào xem. Là okie. Hoặc cũng có 1 cách khác. Tôi cũng nghĩ cho các bạn nhiều đó. Đó là, tôi để cái link. Bài mới ở cái comment đầu tiên luôn. À cũng có thể. Kéo xong comment, bấm vào để xem. Rất nhiều cách nhé. Ok vậy thì tuần này tạm ngưng. Hẹn các bạn tuần sau với 3 điều tiếp theo.
https://youtu.be/Br-ad1TYYwwCách Trở Nên Thông Minh | Kinh Nghiệm Thực Tế – Không Lý Thuyết
Mến chào tất cả quý vị và các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong một bài giảng mới. Và bài giảng tuần này rất là háo hức. Rất là hấp dẫn. 6 kinh nghiệm để trở nên thông minh. Các bạ